VISA LAO ĐỘNG (LĐ)
+ Giấy Phép Lao Động
“Giấy phép lao động đóng vai trò quan trọng và là điều kiện cần thiết phục vụ cho thủ tục xin cấp visa và thẻ tạm trú trong thời gian
sinh sống tại Việt Nam. Vì đây là hồ sơ đảm cho người lao động nước ngoài đủ điều kiện bảo lãnh cho người thân nhập cảnh và cư trú ở Việt Nam.”
Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người Hàn Quốc như sau:
Bước 1: Yêu cầu lý lịch tư pháp
-Phiếu lý lịch tư pháp có hiệu lực không quá 180 ngày, tính từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ và cần đáp ứng ít nhất một trong hai điều kiện sau:
- Lý lịch tư pháp Hàn Quốc: Do chính quyền Hàn Quốc cấp và phải được hợp pháp hóa tại cơ quan lãnh sự, kèm theo bản dịch công chứng.
- Lý lịch tư pháp Việt Nam: Do Sở Tư pháp tỉnh/thành phố nơi người Hàn Quốc cư trú cấp.
Bước 2: Khám sức khỏe
Khi người nước ngoài có mong muốn tham gia vào thị trường lao động tại Việt Nam phải tuân thủ và đáp ứng yêu cầu của pháp luật Việt Nam quy định về tình trạng sức khỏe như sau:
Người Hàn Quốc có thể lựa chọn thực hiện đợt kiểm tra sức khỏe tại Hàn Quốc và yêu cầu giấy khám sức khỏe cần được hợp pháp hóa tại cơ quan lãnh sự, kèm theo bản dịch công chứng.
– Đối với những người Hàn Quốc hiện đang cư trú tại Việt Nam, họ có thể chọn khám sức khỏe tại các cơ sở y tế trong nước.
– Giấy khám sức khỏe có thời hạn là 12 tháng kể từ ngày cấp.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép lao động
Bước 4: Báo cáo và giải trình về nhu cầu sử dụng lao động hàn Quốc
Bước 5: Xin cấp giấy phép lao động
Dịch vụ của KIM BAY GROUP bao gồm:
-Tư vấn chi tiết: Cung cấp thông tin và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến quy trình và yêu cầu làm giấy phép lao động cho người Hàn Quốc
– Chuẩn bị hồ sơ: Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị đầy đủ và chính xác các giấy tờ cần thiết
-Nộp hồ sơ và theo dõi: Đại diện khách hàng nộp hồ sơ và theo dõi quá trình xử lý từ các cơ quan chức năng
-Nhận giấy phép lao động: Đảm bảo giấy phép lao động được cấp đúng hạn và giao tận tay khách hàng
Với dịch vụ làm giấy phép lao động cho người Hàn Quốc của KIM BAY GROUP, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ và sự chuyên nghiệp. Chúng tôi luôn nỗ lực để mang lại giải pháp tốt nhất, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí, đảm bảo mọi thủ tục diễn ra suôn sẻ và đúng quy định pháp luật.
+ Visa Lao Động (Thẻ tạm trú LĐ)
Thẻ tạm trú hay còn được biết đến là thẻ cư trú tạm thời, đại diện cho một loại visa dài hạn được cấp bởi Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền. Được ấn định cho những người nước ngoài đáp ứng đủ điều kiện, thẻ tạm trú cho phép họ lưu trú tại Việt Nam suốt thời gian có hiệu lực của thẻ. Điều đặc biệt là thẻ tạm trú không chỉ là một giấy phép nhập cảnh mà còn thay thế cho visa, tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài trong quá trình cư trú tại đất nước này.
– Đối với thẻ tạm trú LĐ có thời hạn như sau:
+ LĐ1, LĐ2: Cấp cho công dân Hàn Quốc làm việc ở Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Thời hạn tạm trú 2 năm.
– KIM BAY GROUP là công ty cung cấp dịch vụ hỗ trợ làm thẻ uy tín cho người Hàn Quốc tại Việt Nam
Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp-tận tình, thủ tục nhanh chóng, tỷ lệ thành công cao, chi phí hợp lý – Kimbay Group cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả
VISA DOANH NGHIỆP (DN)
– Visa doanh nghiệp là loại thị thực cấp cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam.
– Visa này được sử dụng trong các trường hợp nhập cảnh vì mục đích thương mại, công tác, hợp tác, thăm quan nhà máy, thảo luận hợp đồng…
– Thị thực doanh nghiệp có 2 loại là DN1 và DN2.
+ VISA DN1
Thị thực DN1 – “Cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân có thể là:
– Công ty TNHH.
– Công ty Cổ phần.
– Chi nhánh của công ty TNHH, công ty cổ phần.
– Công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
– Công ty trong nước (100% vốn Việt Nam).
+ VISA DN2
Thị thực DN2 – “Cấp cho người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại, thực hiện các hoạt động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.”
* Thời hạn của visa doanh nghiệp
-Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, ĐT4, DN1, DN2, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2 và TT có thời hạn không qua 12 tháng.”
-Như vậy, thời hạn của thị thực doanh nghiệp tối đa là 1 năm. Tuy nhiên trong thực tế, chỉ cấp cho visa DN1, DN2 thời hạn 3 tháng.
-Ngoài ra, thị thực thương mại cho phép xuất nhập cảnh 1 lần hoặc nhiều lần.
VISA ĐẦU TƯ (ĐT)
Visa đầu tư là một loại giấy tờ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài được phép nhập cảnh và cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện chính sách mở cửa mang nhiều ưu đãi và quyền lợi điều này thu hút rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn vào thị trường. Sau đây là những thông tin tham khảo về điều kiện và thủ tục xin visa đầu tư tại Việt Nam được cung cấp bởi KIM BAY GROUP
-Căn cứ theo Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 51/2019/QH14 quy định về thị thực đầu tư cho người nước ngoài. Visa đầu tư tại Việt Nam có 4 loại, tùy vào trường hợp đầu tư mà có tính chất và thời hạn khác nhau.
- ĐT1 :
- Thời hạn hiệu lực: Tối đa 5 năm
- Đối tượng được cấp: Nhà đầu tư và người đại diện cho tổ chức nước ngoài có vốn từ 100 tỷ đồng trở lên; hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định.
- Mức góp vốn: Trên hoặc bằng 100 tỷ đồng
- ĐT2
- Thời hạn hiệu lực: Tối đa 5 năm
- Đối tượng được cấp: Nhà đầu tư và người đại diện cho tổ chức nước ngoài có vốn từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng; hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do chính phú quyết định
- Mức góp vốn: 50 tỷ đồng – 100 tỷ đồng
- ĐT3
- Thời hạn hiệu lực: Tối đa 3 năm
- Đối tượng được cấp: Nhà đầu tư và người đại diện cho tổ chức nước ngoài có vốn từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng
- Mức góp vốn: 03 tỷ đồng – 50 tỷ đồng
- ĐT4
- Thời hạn hiệu lực: Tối đa 12 tháng
- Đối tượng được cấp: Nhà đầu tư và người đại diện cho tổ chức nước ngoài có vốn góp giá trị dưới 0.3 tỷ đồng
- Mức góp vốn: Dưới 03 tỷ đồng
Nhà đầu tư nước ngoài muốn được cấp visa đầu tư tại Việt Nam cần phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
- Hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài phải còn hiệu lực sử dụng theo quy định.
- Nhà đầu tư nước ngoài được cơ quan hoặc tổ chức bảo lãnh sang Việt Nam.
- Nhà đầu tư nước ngoài phải cung cấp các giấy tờ chứng minh chức danh của bản thân như: giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận có góp vốn vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giấy tờ liên quan chứng minh người nước ngoài thuộc diện đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Đó là điều kiện khi người nước ngoài đã đang giữ chức vụ là nhà đầu tư ở nước ngoài. Vậy cách nào để người nước ngoài trở thành nhà đầu tư tại Việt Nam? Có 4 cách mà người nước ngoài có thể thực hiện để trở thành nhà đầu tư tại Việt Nam như sau:
-Người nước ngoài cần thực hiện việc mua cổ phần của một công ty đã hoạt động trong thị trường Việt Nam, đặt nền móng cho sự tham gia trong quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty đó.
-Người nước ngoài tham gia vào một công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) thông qua việc góp vốn, giúp nhà đầu tư có quyền lợi và trách nhiệm trong quản lý và quyết định chính sách kinh doanh của công ty.
-Người nước ngoài góp phần vốn để thành lập một công ty mới, tạo ra một doanh nghiệp hoàn toàn mới và có thể điều chỉnh cấu trúc và hoạt động theo ý muốn của nhà đầu tư.
-Người nước ngoài tự mình mở một công ty mới, đảm bảo quyền lợi và quyết định hoàn toàn độc lập trong việc quản lý và vận hành doanh nghiệp tại Việt Nam.
+ Thủ tục xin visa đầu tư cho người nước ngoài
Thủ tục và hồ sơ xin cấp visa cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ khác nhau được chia làm 02 trường hợp phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của người nước ngoài. Cụ thể đó là khi người nước ngoài đang ở tại nước của họ và người nước ngoài đang ở Việt Nam. Sau đây là thông tin chi tiết về cách làm thủ tục xin cấp visa đầu tư cho từng trường hợp.
– Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đang ở nước ngoài
Bước 1: Công ty hoặc doanh nghiệp Việt Nam mà người nước ngoài góp vốn đầu tư sẽ chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- 01 bản sao có công chứng của giấy phép kinh doanh/giấy chứng nhận đầu tư/văn bản quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác nhận về việc thành lập, tổ chức doanh nghiệp.
- Mẫu giới thiệu con dấu hoặc chữ ký (Mẫu NA16) của người có quyền hạn cao trong công ty hoặc doanh nghiệp.
- 01 bản photo hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài.
- 01 bản sao y có công chứng giấy chứng nhận đầu tư của người nước ngoài.
- Công văn bảo lãnh đã được doanh nghiệp hoặc công ty khai trình (Mẫu NA2 có mã vạch).
=> Sau đó người đại diện phía công ty đứng ra bảo lãnh cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ nộp hồ sơ tại cục quản lý xuất nhập cảnh
Khi nộp hồ sơ hoàn tất, người đại diện nộp sẽ nhận được giấy hẹn. Thời gian xử lý hồ sơ là 5 ngày làm việc. Sau 5 ngày làm việc, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh sẽ cấp Công văn nhập cảnh vào Việt Nam. Giai đoạn này, phía công ty bảo lãnh sẽ scan toàn bộ công văn này gửi lại cho nhà đầu tư nước ngoài để phục vụ cho việc dán tem visa đầu tư cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.
Bước 2: Sau khi nhận được bản scan do doanh nghiệp cung cấp, nhà đầu tư nước ngoài cần chuẩn bị thêm một số giấy tờ liên quan sau:
- Hộ chiếu bản gốc còn thời hạn hiệu lực theo quy định và phải còn ít nhất 02 trang trắng, nói cách khác đó là hộ chiếu được dùng để xin công văn nhập cảnh của người nước ngoài.
- 02 ảnh chân dung kích cỡ 4x6cm được chụp phông nền trắng.
- Bản in tất cả các trang của công văn nhập cảnh.
- Đơn xin nhập-xuất cảnh vào Việt Nam.
- Sau đó, tùy vào địa điểm người nước ngoài xin lấy visa thăm thân tại Việt Nam thực hiện nộp hồ sơ tại Đại sứ quán hoặc cơ quan đại diện lãnh sự tại nơi mà người nước ngoài đang cư trú hoặc nộp tại Cửa khẩu nhập cảnh Việt Nam đã đăng ký để dán visa đầu tư và hoàn tất thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam theo diện là nhà đầu tư.
– Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đang ở Việt Nam
Đối với trường hợp này, công ty bảo lãnh sẽ đứng ra làm thủ tục xin visa đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài, hay nói cách khác là chuyển mục đích visa hiện tại sang visa đầu tư. Công ty bảo lãnh cần thực hiện theo trình tự dưới đây.
Bước 1: Công ty bảo lãnh cho nhà đầu tư nước ngoài cần chuẩn bị các giấy tờ liên quan có trong hồ sơ như sau:
- 01 bản sao có công chứng của giấy phép kinh doanh/giấy chứng nhận đầu tư/văn bản quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác nhận về việc thành lập, tổ chức doanh nghiệp.
- Mẫu giới thiệu con dấu hoặc chữ ký (Mẫu NA16) của người có thẩm quyền trong công ty.
- 01 bản sao y có công chứng giấy chứng nhận đầu tư.
- Bản gốc hộ chiếu và thẻ tạm trú của nhà đầu tư nước ngoài bắt buộc còn thời hạn hiệu lực theo quy định pháp luật.
- Mẫu NA5 tờ khai đề nghị cấp thị thực hoặc gia hạn tạm trú cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Bản đăng ký tạm trú theo quy định về nội dung, hình thức của pháp luật.
- Công ty bảo lãnh sẽ mang hồ sơ nộp tại một trong các địa điểm tương ứng với nơi trụ sở công ty: Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Hà Nội, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh TP.HCM, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Đà Nẵng. Sau khi nộp xong hồ sơ, công ty bảo lãnh sẽ nhận được giấy hẹn từ cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Công ty bảo lãnh dựa vào ngày được ghi trên giấy hẹn và đến nhận kết quả visa đầu tư. Kể từ thời điểm này được tính là đã hoàn tất thủ tục và nhà đầu tư nước ngoài sẽ được lưu trú tại Việt Nam theo diện đầu tư.
VISA DU LỊCH (DL)
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch, Việt Nam đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho du khách quốc tế. Với những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, di sản văn hóa phong phú và nền ẩm thực đa dạng, ngày càng nhiều người nước ngoài mong muốn khám phá đất nước hình chữ S này. Tuy nhiên, để có thể đặt chân đến Việt Nam, một trong những bước quan trọng không thể thiếu chính là xin visa du lịch cho người nước ngoài vào Việt Nam. Bài viết này KIM BAY GROUP sẽ hướng dẫn chi tiết về quy trình và các lưu ý cần thiết để giúp du khách dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị cho chuyến hành trình của mình.
– Theo quy định của pháp luật Việt Nam, có hai loại visa dành cho du khách nước ngoài:
- Visa DL: Loại visa này yêu cầu du khách phải được bảo lãnh bởi một công ty lữ hành quốc tế trước khi nhập cảnh vào Việt Nam.
- E-visa du lịch: Đây là hình thức visa điện tử, cho phép du khách tự làm thủ tục trực tuyến qua hệ thống của Cục xuất nhập cảnh mà không cần phải có đơn vị bảo lãnh.
Ngoài ra, một số quốc gia cũng có thỏa thuận miễn thị thực, cho phép công dân của họ vào Việt Nam trong thời gian tối đa lên tới 90 ngày, dựa trên các hiệp định đơn phương hoặc song phương.
VISA THĂM THÂN (TT)
Visa thăm thân (Visa TT) là loại thị thực được cấp cho người nước ngoài, nhằm tạo điều kiện cho họ thăm viếng hoặc sinh sống tại Việt Nam, với sự bảo lãnh từ người thân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài có liên quan. Loại visa này không chỉ giúp tăng cường mối quan hệ gia đình, mà còn mở ra cơ hội giao lưu văn hóa và tạo dựng những kỷ niệm đáng nhớ tại quê hương.
– Hồ sơ xin cấp visa thăm thân cho người nước ngoài
1. Trường hợp người nước ngoài đang có thị thực Việt Nam bảo lãnh cho thân nhân :
Trong trường hợp người nước ngoài đang có thị thực Việt Nam bảo lãnh cho thân nhân, hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
- Đơn xin visa thăm thân theo mẫu NA2, áp dụng cho người nước ngoài hiện đang ở nước ngoài.
- Đơn xin cấp visa hoặc gia hạn visa theo mẫu NA5, áp dụng cho người nước ngoài đang lưu trú tại Việt Nam.
- Hộ chiếu gốc của người được bảo lãnh (nếu họ đang ở Việt Nam).
- Hộ chiếu và thị thực của người bảo lãnh (bao gồm visa hoặc thẻ tạm trú).
- Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân như giấy khai sinh (đối với trẻ em, bố mẹ), giấy đăng ký kết hôn (đối với vợ chồng), sổ hộ khẩu, hoặc giấy chứng nhận gia đình. Những giấy tờ này cần được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng theo quy định.
- Giấy giới thiệu của người thực hiện thủ tục xin cấp visa tại cơ quan xuất nhập cảnh.
Lưu ý: Hồ sơ phải được lập thành một bộ và sắp xếp theo đúng thứ tự các tài liệu như đã nêu.
2. Trường hợp công dân Việt Nam bảo lãnh cho thân nhân là người nước ngoài :
Trong trường hợp công dân Việt Nam bảo lãnh cho thân nhân là người nước ngoài, hồ sơ cần bao gồm:
- Đơn xin công văn nhập cảnh diện thăm thân theo mẫu NA3, áp dụng cho người nước ngoài đang ở nước ngoài
- Đơn xin cấp visa hoặc gia hạn visa theo mẫu NA5, áp dụng cho người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam
- Bản sao chứng thực thẻ căn cước của người bảo lãnh
- Bản sao chứng thực hộ khẩu của người bảo lãnh
- Bản sao chứng thực giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân như giấy khai sinh (đối với trẻ em, bố mẹ), Giấy đăng ký kế hôn (đối với vợ chồng), sổ hộ khẩu hay giấy chứng nhận gia đình.
- Thủ tục xin visa thăm thân cho người nước ngoài
1. Nếu người được bảo lãnh đang ở nước ngoài
Bước 1: Xin công văn nhập cảnh diện thăm thân
Người bảo lãnh hoặc công ty bảo lãnh cần chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn đã đề cập và nộp tại Cục quản lí xuất nhập cảnh
Sau khi nộp hồ sơ, bạn sẽ nhận được giấy biên nhận (hay còn gọi là giấy hẹn) và cần chờ khoảng 5 ngày làm việc để cơ quan xuất nhập cảnh xử lý hồ sơ. Cuối cùng, bạn sẽ nhận được công văn chấp thuận từ Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, được gọi là Công văn nhập cảnh Việt Nam. Hãy quét toàn bộ công văn này và gửi cho người được bảo lãnh tại nước ngoài để họ có thể dán visa TT.
Bước 2: Dán visa TT Việt Nam
Khi nhận được bản quét công văn nhập cảnh, người được bảo lãnh cần chuẩn bị:
- Hộ chiếu bản chính còn hiệu lực trên 6 tháng với ít nhất 2 trang trắng.
- 2 ảnh 4×6 phông trắng.
- Bản in tất cả các trang của công văn nhập cảnh.
- Đơn xin nhập xuất cảnh Việt Nam.
Sau đó, tùy theo địa điểm đã đăng ký, người nước ngoài sẽ mang hồ sơ đến:
- Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Việt Nam đã đăng ký; hoặc
- Cửa khẩu nhập cảnh Việt Nam đã đăng ký
2. Nếu người được bảo lãnh đang ở Việt Nam
Trong trường hợp này, người bảo lãnh hoặc đơn vị bảo lãnh sẽ thực hiện các bước sau để xin visa thăm thân cho người nước ngoài tại Việt Nam:
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Người bảo lãnh cá nhân hoặc đại diện của cơ quan bảo lãnh cần chuẩn bị bộ hồ sơ theo hướng dẫn đã nêu. Sau khi hoàn tất hồ sơ, họ sẽ mang đến nộp tại Cục Quản lý Xuất nhập cảnh tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, hoặc tại Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh công an cấp tỉnh nơi công ty bảo lãnh đặt trụ sở, hoặc nơi có hộ khẩu thường trú của người bảo lãnh.
Sau khi nộp hồ sơ, người nộp sẽ nhận được biên lai hẹn ngày trả kết quả.
Bước 2: Nhận kết quả
Vào ngày hẹn, người bảo lãnh hoặc đại diện sẽ quay lại địa điểm đã nộp hồ sơ để nhận kết quả visa thăm thân. Từ thời điểm này, người nước ngoài sẽ được phép lưu trú tại Việt Nam theo diện visa thăm thân.
– Những người nào đủ điều kiện được cấp và bảo lãnh xin visa thăm thân Việt Nam
Theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, visa thăm thân được cấp trong những trường hợp cụ thể sau:
- Người nước ngoài có bố hoặc mẹ là công dân Việt Nam hoặc là người nước ngoài đang có quyền bảo lãnh.
- Người nước ngoài có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài có khả năng bảo lãnh.
- Trẻ em nước ngoài có bố mẹ hoặc ông bà là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đủ điều kiện bảo lãnh.
Cần lưu ý rằng, khi một người nước ngoài bảo lãnh cho người khác, họ phải có visa Việt Nam (bao gồm visa hoặc thẻ tạm trú) hoặc phải đủ điều kiện để xin visa. Thời gian cấp visa cho người được bảo lãnh sẽ phụ thuộc vào thời hạn của visa của người bảo lãnh.
Trong trường hợp người bảo lãnh là một tổ chức hoặc doanh nghiệp, tổ chức đó phải có trách nhiệm xác nhận thông tin vào các biểu mẫu theo quy định của pháp luật.
– Thời hạn của visa thăm thân
Thời gian hiệu lực của visa thăm thân (TT) không vượt quá 1 năm (12 tháng):
- Đối với những người được bảo lãnh trên 18 tuổi, thời hạn visa sẽ tối đa là 6 tháng.
- Tùy theo từng trường hợp cụ thể, cơ quan cấp visa có thể cấp visa với thời gian ngắn hơn so với quy định hoặc theo yêu cầu của người xin visa.
- Nếu người nước ngoài muốn lưu trú tại Việt Nam lâu hơn 1 năm, họ có thể thực hiện thủ tục xin cấp thẻ tạm trú thăm thân.